Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Bảng giá phân bón
Thống kê truy cập
Đang truy cập 1
Tổng truy cập 272823
Liên kết website:
Fanpage facebook
Tin tức
Giá phân bón phục vụ trong nông nghiệp đang bị đẩy cao do thiếu hụt nguồn cung.
Monica Kariuki chuẩn bị từ bỏ công việc đồng áng. Điều khiến cô bỏ 10 mẫu đất ở ngoại ô Nairobi không phải là thời tiết xấu, sâu bệnh hay bệnh bạc lá - những khó khăn trong nông nghiệp truyền thống - mà là phân bón: Giá quá cao.
Bất chấp cách biệt hàng nghìn dặm với vùng chiến sự nóng nhất hiện nay, Kariuki và trang trại nông nghiệp của cô đang phải đón nhận những ảnh hưởng nặng nề. Kariuki từng đầu tư khoảng 175 USD để mua phân bón cho toàn bộ trang trại nhưng giờ đây, cô cần phải chi gấp năm lần. Cô cho biết tiếp tục làm đất sẽ chẳng thu được gì ngoài các khoản lỗ.
"Tôi không thể tiếp tục làm nông nghiệp. Tôi đang bỏ nghề nông để thử một thứ khác", cô nói.
Giá phân bón tăng cao
Người nông dân gặp khó khăn khi nguồn cung phân bón đang vô cùng khan hiếm. Ảnh:AP
Giá phân bón cao khiến nguồn cung cấp lương thực trên thế giới trở nên đắt hơn và kém phong phú hơn, do cây trồng thiếu phân bón dẫn tới sản lượng thu hoạch thấp. Trong khi người dân ở các nước phát triển sẽ chỉ nhận thấy những gợn sóng, thì sức ép về nguồn cung cấp thực phẩm sẽ tác động mạnh mẽ đến người dân ở nước kém phát triển. Tuần trước, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 3 đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1990.
Khủng hoảng phân bón có nguy cơ hạn chế hơn nữa nguồn cung cấp lương thực trên toàn thế giới, vốn đã bị thu hẹp bởi sự gián đoạn các chuyến hàng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ Ukraine và Nga. Việc mất nguồn cung cấp lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác với giá cả phải chăng làm tăng viễn cảnh thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi và một số quốc gia châu Á, nơi hàng triệu người sống dựa vào bánh mì được trợ cấp và các loại mì giá rẻ.
"Giá thực phẩm sẽ tăng chóng mặt vì nông dân phải có lãi, vậy điều gì sẽ xảy ra với người tiêu dùng?", Uche Anyanwu, một chuyên gia nông nghiệp tại Đại học Nigeria đặt câu hỏi.
Tổ chức viện trợ Action Aid cảnh báo rằng các gia đình ở vùng Sừng châu Phi đang bị đẩy "đến bờ vực của sự sống còn".
Liên Hợp Quốc cho biết Nga là nước xuất khẩu phân bón nitơ số 1 thế giới và số 2 về phân lân và kali. Đồng minh của Nga là Belarus, cũng đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, là một nhà sản xuất phân bón lớn khác.
Nhiều nước đang phát triển - bao gồm Mông Cổ, Honduras, Cameroon, Ghana, Senegal, Mexico và Guatemala - phụ thuộc vào Nga ít nhất 1/5 lượng hàng nhập khẩu.
Hiện nay, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng cao, chúng vốn được sử dụng để sản xuất phân bón nitơ. Kết quả là giá năng lượng ở châu Âu cao đến mức một số công ty phân bón đã đóng cửa kinh doanh và ngừng hoạt động nhà máy, David Laborde, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, cho biết.
Với những nông dân trồng ngô và bắp cải như ông Jackson Koeth ở Eldoret, miền tây Kenya, điểm nóng chiến sự rất xa vời và khó hiểu cho đến khi ông phải quyết định có nên bắt đầu thời vụ trồng trọt mới hay không. Giá phân bón đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Giá phân bón cao khiến nhiều nông dân phải bỏ mùa vụ. Ảnh: AP
Koeth cho biết ông quyết định tiếp tục trồng nhưng chỉ trên một nửa diện tích của những năm trước. Tuy nhiên, ông hồ nghi việc bản thân có thể kiếm được lợi nhuận khi giá phân bón đang đắt đỏ như vậy.
Ông Dimitris Filis, ở Hy Lạp, người trồng ô liu, cam và chanh, cho biết chi phí bón phân cho vườn ô liu rộng 10ha đã tăng gấp đôi lên 310 USD. Ông tiết lộ, hầu hết nông dân địa phương dự định bỏ bón phân cho vườn ô liu và cam trong năm nay.
"Nhiều người sẽ không sử dụng phân bón, và điều này dẫn đến việc làm giảm chất lượng sản phẩm và dần dần đến một thời điểm, họ sẽ không thể canh tác đất đai của mình vì sẽ không có thu nhập", ông Filis nói.
Tại Trung Quốc, giá muối kali để sản xuất phân bón tăng 86% so với một năm trước đó. Giá phân nitơ đã tăng 39% và phân lân tăng 10%.
Tại thành phố Thái An, miền đông Trung Quốc, ông Triệu, quản lý một hợp tác xã 35 sản xuất lúa mì và ngô cho biết giá phân bón đã tăng 40% kể từ đầu năm. "Chúng tôi khó có thể có thu nhập", ông nói.
Terry Farms, trang trại rộng 2.100 mẫu Anh ở Ventura, California, đã chứng kiến giá một số loại phân bón tăng gấp đôi; những loại khác tăng 20%. Phó chủ tịch trang trại William Terry cho biết việc thay đổi phân bón là rất rủi ro vì các loại rẻ hơn có thể không mang lại cho "cây trồng những gì nó cần như một nguồn thực phẩm".
Khi mùa trồng trọt đến gần ở Maine, nông dân trồng khoai tây đang vật lộn với việc giá phân bón tăng từ 70% đến 100% so với năm ngoái, tùy thuộc vào sự pha trộn.
"Tôi nghĩ đây sẽ là một loại cây trồng khá đắt tiền, bất kể bạn đang bón gì vào đất, từ phân bón đến nhiên liệu, nhân công, điện và mọi thứ khác," Donald Flannery, giám đốc điều hành của Maine Potato Board cho biết.
Các chính phủ vào cuộc
Tại Prudentopolis, một thị trấn thuộc bang Parana của Brazil, Edimilson Rickli đã khoe một nhà kho chứa đầy các bao phân bón trước đây nhưng hiện nay chỉ đủ dùng trong vài tuần nữa. Ông lo lắng, nếu chiến sự không dịu xuống, vườn trồng lúa mì, lúa mạch và yến mạch của ông sẽ không có phân bón vào tháng tới.
"Câu hỏi đặt ra là: Brazil sẽ mua nhiều phân bón từ đâu?", ông nói. "Chúng tôi phải tìm các thị trường khác".
Các quốc gia khác đang hy vọng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống. Ví dụ, Nigeria đã khai trương nhà máy sản xuất phân bón lớn nhất châu Phi vào tháng trước và nhà máy trị giá 2,5 tỷ USD đã xuất khẩu phân bón sang Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico.
Trong khi đó, Ấn Độ đang tìm cách nhập khẩu phân bón lượng lớn từ Israel, Oman, Canada và Saudi Arabia.
Ông Kishor Rungta thuộc Hiệp hội phân bón phi lợi nhuận của Ấn Độ cho biết: "Nếu sự thiếu hụt nguồn cung trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi sẽ trồng trọt ít hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần tìm kiếm các giải pháp để có được nhiều phân bón".
Nhiều chính phủ cũng đang vào cuộc. Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo sẽ cấp 250 triệu USD để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón của nước này. Chính phủ Thụy Sĩ đã giải phóng một phần dự trữ phân bón.
Tuy nhiên, không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề kép - giá phân bón tăng cao và nguồn cung hạn chế. Nhà nghiên cứu thực phẩm LaBorde cho biết trong 12 đến 18 tháng tiếp theo, vấn đề nguồn cung phân bón "sẽ rất khó khăn". Hay như bà Kathy Mathers thuộc nhóm thương mại của Viện Phân bón Mỹ cho biết thị trường phân bón trước đây vốn đã "siêu, siêu khan hiếm".
Giá phân bón phục vụ trong nông nghiệp đang bị đẩy cao do thiếu hụt nguồn cung.
Monica Kariuki chuẩn bị từ bỏ công việc đồng áng. Điều khiến cô bỏ 10 mẫu đất ở ngoại ô Nairobi không phải là thời tiết xấu, sâu bệnh hay bệnh bạc lá - những khó khăn trong nông nghiệp truyền thống - mà là phân bón: Giá quá cao.
Bất chấp cách biệt hàng nghìn dặm với vùng chiến sự nóng nhất hiện nay, Kariuki và trang trại nông nghiệp của cô đang phải đón nhận những ảnh hưởng nặng nề. Kariuki từng đầu tư khoảng 175 USD để mua phân bón cho toàn bộ trang trại nhưng giờ đây, cô cần phải chi gấp năm lần. Cô cho biết tiếp tục làm đất sẽ chẳng thu được gì ngoài các khoản lỗ.
"Tôi không thể tiếp tục làm nông nghiệp. Tôi đang bỏ nghề nông để thử một thứ khác", cô nói.
Giá phân bón tăng cao
Người nông dân gặp khó khăn khi nguồn cung phân bón đang vô cùng khan hiếm. Ảnh:AP
Giá phân bón cao khiến nguồn cung cấp lương thực trên thế giới trở nên đắt hơn và kém phong phú hơn, do cây trồng thiếu phân bón dẫn tới sản lượng thu hoạch thấp. Trong khi người dân ở các nước phát triển sẽ chỉ nhận thấy những gợn sóng, thì sức ép về nguồn cung cấp thực phẩm sẽ tác động mạnh mẽ đến người dân ở nước kém phát triển. Tuần trước, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 3 đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1990.
Khủng hoảng phân bón có nguy cơ hạn chế hơn nữa nguồn cung cấp lương thực trên toàn thế giới, vốn đã bị thu hẹp bởi sự gián đoạn các chuyến hàng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ Ukraine và Nga. Việc mất nguồn cung cấp lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác với giá cả phải chăng làm tăng viễn cảnh thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi và một số quốc gia châu Á, nơi hàng triệu người sống dựa vào bánh mì được trợ cấp và các loại mì giá rẻ.
"Giá thực phẩm sẽ tăng chóng mặt vì nông dân phải có lãi, vậy điều gì sẽ xảy ra với người tiêu dùng?", Uche Anyanwu, một chuyên gia nông nghiệp tại Đại học Nigeria đặt câu hỏi.
Tổ chức viện trợ Action Aid cảnh báo rằng các gia đình ở vùng Sừng châu Phi đang bị đẩy "đến bờ vực của sự sống còn".
Liên Hợp Quốc cho biết Nga là nước xuất khẩu phân bón nitơ số 1 thế giới và số 2 về phân lân và kali. Đồng minh của Nga là Belarus, cũng đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, là một nhà sản xuất phân bón lớn khác.
Nhiều nước đang phát triển - bao gồm Mông Cổ, Honduras, Cameroon, Ghana, Senegal, Mexico và Guatemala - phụ thuộc vào Nga ít nhất 1/5 lượng hàng nhập khẩu.
Hiện nay, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng cao, chúng vốn được sử dụng để sản xuất phân bón nitơ. Kết quả là giá năng lượng ở châu Âu cao đến mức một số công ty phân bón đã đóng cửa kinh doanh và ngừng hoạt động nhà máy, David Laborde, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, cho biết.
Với những nông dân trồng ngô và bắp cải như ông Jackson Koeth ở Eldoret, miền tây Kenya, điểm nóng chiến sự rất xa vời và khó hiểu cho đến khi ông phải quyết định có nên bắt đầu thời vụ trồng trọt mới hay không. Giá phân bón đã tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Giá phân bón cao khiến nhiều nông dân phải bỏ mùa vụ. Ảnh: AP
Koeth cho biết ông quyết định tiếp tục trồng nhưng chỉ trên một nửa diện tích của những năm trước. Tuy nhiên, ông hồ nghi việc bản thân có thể kiếm được lợi nhuận khi giá phân bón đang đắt đỏ như vậy.
Ông Dimitris Filis, ở Hy Lạp, người trồng ô liu, cam và chanh, cho biết chi phí bón phân cho vườn ô liu rộng 10ha đã tăng gấp đôi lên 310 USD. Ông tiết lộ, hầu hết nông dân địa phương dự định bỏ bón phân cho vườn ô liu và cam trong năm nay.
"Nhiều người sẽ không sử dụng phân bón, và điều này dẫn đến việc làm giảm chất lượng sản phẩm và dần dần đến một thời điểm, họ sẽ không thể canh tác đất đai của mình vì sẽ không có thu nhập", ông Filis nói.
Tại Trung Quốc, giá muối kali để sản xuất phân bón tăng 86% so với một năm trước đó. Giá phân nitơ đã tăng 39% và phân lân tăng 10%.
Tại thành phố Thái An, miền đông Trung Quốc, ông Triệu, quản lý một hợp tác xã 35 sản xuất lúa mì và ngô cho biết giá phân bón đã tăng 40% kể từ đầu năm. "Chúng tôi khó có thể có thu nhập", ông nói.
Terry Farms, trang trại rộng 2.100 mẫu Anh ở Ventura, California, đã chứng kiến giá một số loại phân bón tăng gấp đôi; những loại khác tăng 20%. Phó chủ tịch trang trại William Terry cho biết việc thay đổi phân bón là rất rủi ro vì các loại rẻ hơn có thể không mang lại cho "cây trồng những gì nó cần như một nguồn thực phẩm".
Khi mùa trồng trọt đến gần ở Maine, nông dân trồng khoai tây đang vật lộn với việc giá phân bón tăng từ 70% đến 100% so với năm ngoái, tùy thuộc vào sự pha trộn.
"Tôi nghĩ đây sẽ là một loại cây trồng khá đắt tiền, bất kể bạn đang bón gì vào đất, từ phân bón đến nhiên liệu, nhân công, điện và mọi thứ khác," Donald Flannery, giám đốc điều hành của Maine Potato Board cho biết.
Các chính phủ vào cuộc
Tại Prudentopolis, một thị trấn thuộc bang Parana của Brazil, Edimilson Rickli đã khoe một nhà kho chứa đầy các bao phân bón trước đây nhưng hiện nay chỉ đủ dùng trong vài tuần nữa. Ông lo lắng, nếu chiến sự không dịu xuống, vườn trồng lúa mì, lúa mạch và yến mạch của ông sẽ không có phân bón vào tháng tới.
"Câu hỏi đặt ra là: Brazil sẽ mua nhiều phân bón từ đâu?", ông nói. "Chúng tôi phải tìm các thị trường khác".
Các quốc gia khác đang hy vọng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống. Ví dụ, Nigeria đã khai trương nhà máy sản xuất phân bón lớn nhất châu Phi vào tháng trước và nhà máy trị giá 2,5 tỷ USD đã xuất khẩu phân bón sang Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Mexico.
Trong khi đó, Ấn Độ đang tìm cách nhập khẩu phân bón lượng lớn từ Israel, Oman, Canada và Saudi Arabia.
Ông Kishor Rungta thuộc Hiệp hội phân bón phi lợi nhuận của Ấn Độ cho biết: "Nếu sự thiếu hụt nguồn cung trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi sẽ trồng trọt ít hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần tìm kiếm các giải pháp để có được nhiều phân bón".
Nhiều chính phủ cũng đang vào cuộc. Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo sẽ cấp 250 triệu USD để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón của nước này. Chính phủ Thụy Sĩ đã giải phóng một phần dự trữ phân bón.
Tuy nhiên, không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề kép - giá phân bón tăng cao và nguồn cung hạn chế. Nhà nghiên cứu thực phẩm LaBorde cho biết trong 12 đến 18 tháng tiếp theo, vấn đề nguồn cung phân bón "sẽ rất khó khăn". Hay như bà Kathy Mathers thuộc nhóm thương mại của Viện Phân bón Mỹ cho biết thị trường phân bón trước đây vốn đã "siêu, siêu khan hiếm".
Nguồn - Copy: nongdan.com.vn
Các bài viết khác
- THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02-09-2024 (August 17, 2024 at 03:16 pm)
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN - GIÁP THÌN - 2024 (January 27, 2024 at 02:46 pm)
- THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2024 (December 28, 2023 at 04:00 pm)
- Giá phân bón tăng mạnh sau lệnh dừng xuất của Trung Quốc (September 26, 2023 at 03:10 pm)
- LỊCH NGHỈ LỄ - QUỐC KHÁNH 2/9 (August 30, 2023 at 05:17 pm)
- Giá cà phê ngày 31/5: Giá cà phê trong nước ở mức 61.100 đồng/kg (May 31, 2023 at 09:04 am)